Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Cách sử dụng pipet trong phòng thí nghiệm đơn giản và đúng nhất

Must read

Cách sử dụng pipet trong phòng thí nghiệm như thế nào đúng nhất? Pipet là dụng cụ không xa lạ gì đối với những người làm thí nghiệm. Có nhiều loại pipet khác nhau, mỗi loại được sử dụng vào những mục đích riêng. Vậy sử dụng pipet như thế nào đúng nhất? Cùng Kovacova khám phá về chủ đề này trong bài viết dưới đây!

Pipet là gì?

Pipet hay pipette hoặc ống nhỏ giọt là một dụng cụ phòng thí nghiệm phổ biến được dùng để hút và phân phối một lượng chất lỏng từ nơi này sang nơi khác. Nó thường được thiết kế với hình dạng là một loại ống dài miệng hẹp bằng thủy tinh hay nhựa ứng dụng trong các phòng thí nghiệm hóa học, sinh học và y học.

cách sử dụng pipet

Phân loại pipet

Pipet được chia làm 3 loại chính:

  • Pipet thủy tinh không chia vạch

  • Pipet chia vạch bằng nhựa hoặc là thủy tinh (pipet bầu)

  • Pipet bán tự động một kênh hay nhiều kênh

Cách sử dụng các loại pipet trong phòng thí nghiệm đúng nhất

1. Pipet bằng thủy tinh không có vạch chia (Pasteur)

Đặc điểm

  • Được làm vật liệu thủy tinh bình thường

  • Đầu hút của pipet thường được hàn kín bằng nhiệt

Cách sử dụng pipet nhỏ giọt để hút chất lỏng:

  • Dùng kẹp bẻ một phần đầu hút của pipet rồi nối pipet vào quả bóp cao su hay trợ pipet để dùng.

  • Bóp nhẹ phần đầu cao su sau đó nhúng vào dung dịch cần hút rồi thả tay để hút dung dịch lên

  • Bóp từng lực nhỏ để đầy dung dịch ra một cách nhỏ giọt xuống

  • Sau khi sử dụng xong có thể tiệt trùng rồi bỏ hoặc tái sử dụng bằng cách vệ sinh nó, kéo lại đầu hút, làm kín bằng nhiệt

cách sử dụng pipet

Lưu ý:

  • Nếu pipet có bọt cần cho nhả hết ra

  • Bóp nhẹ nhàng đầu cao su để dung dịch có thể nhỏ ra từng giọt một

  • Cần giữ pipet ở tư thế thẳng đứng trong suốt quá trình thực hiện

2. Pipet vạch chia

Pipet vạch chia bằng thủy tinh (tái sử dụng sau khi vệ sinh và khử trùng)

Cách sử dụng:
  • Dùng tay thuận cầm lấy pipet bằng ngón cái và ngón giữa, rồi bịt đầu pipet bằng ngón trỏ.

  • Bằng quả bóp hoặc vật trợ pipet để hút dung dịch vào pipet đến vạch cần lấy

  • Bỏ quả bóp cao su ra ròi dùng ngón trỏ bịt lại phần trên

  • Cầm pipet ở tư thế thẳng đứng, rồi mở nhẹ nhàng ngón trỏ để điều chỉnh về vạch 0 hay vạch cần lấy.

  • Thả dung dịch vào bình hoặc ống thử đến vạch lựa chọn

  • Tùy thuộc vào loại pipet có thể thả hết toàn bộ, thả đến vạch dưới hoặc thổi sau khi thả.

Lưu ý:
  • Chọn pipet phù hợp với dung tích dung dịch cần hút và không sử dụng pipet có đầu bị sứt, mẻ.

  • Cắm sâu đầu dưới pipet vào dung dịch. Dung dịch cần hút ở trong vật chứa có dung tích lớn cần chuyển ra vật chứa khác với lượng dung dịch nhỏ hơn và phần còn lại sau khi đã sử dụng pipet để lấy không được đổ lại chai gốc.

  • Nên hút tráng pipet ít nhất là hai lần bằng dung dịch định hút rồi mới sử dụng để hút dung dịch

  • Lưu ý khi cho dung dịch chảy từ pipet vào trong vật chứa cần cầm pipet ở tư thế thẳng đứng và đầu dưới của pipet chạm vào thành bình hứng để ở tư thế nghiêng

  • Cho dung dịch chảy tự do xuống bình và không sử dụng quả bóp cao su hay vật trợ pipet để đẩy hết giọt cuối cùng còn đọng ở đầu pipet, tránh tạo khí dung.

  • Rửa sạch pipet và những quy trình cần thiết để tái sử dụng

  • Pipet sau khi sử dụng cần được sấy diệt trùng và dùng kẹp nhỏ lấy bông đầu trên ra ngâm vào dung dịch tẩy rửa đồ thủy tinh và sau đó rửa sạch, sấy khô và đóng gói chờ sử dụng lần sau.

Pipet chia vạch vật liệu nhựa đã tiệt trùng (sử dụng một lần)

cách sử dụng pipet

Tương tự như với cách sử dụng pipet chia vạch bằng thủy tinh, nhưng sau khi dùng xong thì cần phải rửa sạch, sấy và hủy.

3. Pipet bán tự động (Micropipet)

Trường hợp dung dịch có độ nhớt thấp

  • Cài đặt thể tích cần lấy

  • Cắm tip vào đầu pipet

  • Cầm pipet dọc theo chiều hút vào của chất lỏng. Lưu ý giữ tư thế thẳng đứng trong suốt giai đoạn sử dụng.

  • Ấn piton từ từ xuống nấc 1 rồi thả ra từ từ cho chất lỏng được hút vào

  • Sau khi ấn từ từ xuống nấc 1 thì ấn tiếp xuống nấc 2 để chất lỏng được đẩy ra. Chú ý để đầu tip chạm với thành bình và giữ cho pipet luôn ở tư thế thẳng đứng

Trường hợp dung dịch có độ nhớt cao

  • Cài đặt thể tích cần lấy

  • Cắm típ vào trong đầu pipet rồi ấn piton xuống nấc 2

  • Cắm đầu tiếp vào chất lỏng rồi từ từ thả piton ra để hút chất lỏng vào trong tip

  • Nhấc pipet ra khỏi bình chứa, chạm típ vào thành bình để loại bỏ các dung dịch thừa

  • Ấn piton từ từ xuống nấc 1 để thả dung dịch vào trong bình nhận (pipet được đưa theo chiều thẳng đứng với bình nhận)

Lưu ý:

  • Không dùng để hút lượng dung dịch vượt quá khoảng giá trị cho phép của pipet đó

  • Nên hút một lần đủ lượng dung dịch cần lấy

  • Pipet càng lớn thì tỷ lệ sai số càng cao

  • Độ nhúng sâu của pipet chỉ nên ở trong khoảng từ 1-3mm tính từ đầu tip đến bề mặt của chất lỏng cần chuyển.

4. Pipet tự động hoàn toàn

Cách sử dụng:

  • Cài đặt lượng dung dịch cần hút

  • Lắp đặt một hay nhiều đầu côn vào các vị trí

  • Sau đó cắm vào dung dịch cần hút, rồi nhấn nút hút

  • Đặt vào nơi cần thả dung dịch rồi nhấn nút và dung dịch sẽ được thả ra.

Lưu ý:

  • Cài đặt lượng dung dịch cần hút ở trong khoảng cho phép

  • Kiểm tra lượng pin trước khi dùng

  • Gắn chặt các đầu côn, tránh hút sai thể tích

  • Định kỳ hiệu chuẩn pipet

Pipet bầu và pipet vạch cái nào có độ chính xác hơn?

cách sử dụng pipet

Tho số liệu đã thống kê thì có thể nói pipet bầu có độ chính xác cao hơn so với pipet vạch. Khi pipet vạch hút dung dịch vào trong ống thử thì không hút chính xác được định mức xác định của dung dịch vào trong ống thử, trong khi đó pipet bầu có thể phân phối thể tích dung dịch với độ chính xác lên tới 4 chữ số.

Ý nghĩa của ký hiệu trên pipet thủy tinh

Trên những pipet thủy tinh chuẩn luôn có các ký hiệu cho biết những thông tin thiết yếu. Dưới đây là ý nghĩa các ký hiệu trên pipet cơ bản:

  • A: pipet loại A có độ chính xác cao
  • AS: pipet có độ chính xác cao nhưng có thời gian chờ và thường từ 5s – 15s. Có nghĩa sau khi thả hết cần chờ thêm 5s hay 15s nữa để dung dịch có thể ra hết khỏi pipet theo định mức quy định.
  • B: pipet loại B có độ chính xác thấp
  • “20 oC”: nhiệt độ chuẩn để thể tích đúng
  • “Ex”: thể hiện pipet đã được điều chỉnh để xả ra thể tích mà nó biểu thị
  • “Ex + …s”: thời gian chờ để kéo đủ lượng dung dịch ra khỏi pipet. Thường ở pipet loại AS mới có

Trên đây, Kovacova đã giải đáp cho bạn về cách sử dụng pipet. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.

>>Xem thêm: Cách nuôi tinh thể muối

More articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest article