Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Công thức tính độ tan, các yếu tố ảnh hưởng và một số dạng bài tập

Must read

Công thức tính độ tan và độ tan của một chất là kiến thức không thể bỏ qua. Vậy độ tan là gì và đại lượng này được tính thế nào? Cùng Kovacova khám phá về chủ đề này trong bài viết dưới đây!

Độ tan là gì? Đặc điểm phân biệt chất tan và chất không tan

Độ tan còn có tên gọi khác là độ hòa tan. Vậy thì độ tan là gì hay độ hòa tan là gì? Độ hòa tan của một chất được hiểu là số gam của chất đó tan trong 100g dung môi (thường là nước) để tạo thành dung dịch bão hòa ở một điều kiện nhiệt độ cho trước.

công thức tính độ tan

Vậy độ tan của một chất trong nước nghĩa là gì? Độ tan của một chất trong nước chính là độ tan của chất đó ở trong 100g nước ở điều kiện nhiệt độ cố định. Tuy nhiên, không phải chất nào cũng có thể tan trong nước. Thành ra, người ta đã dựa vào độ tan trong nước của chất đó để lựa chọn đó là chất tan hay không tan. Cụ thể:

  • Nếu 100g nước hòa tan được >10g chất thì đó là chất tan hay chất dễ tan.
  • Nếu 100g nước hòa tan được <1g chất thì đó là một chất tan ít.
  • Nếu 100g nước hòa tan được < 0,01g chất tan thì đó là một chất không tan.

Vậy chất tan là gì và chất không tan là gì? Chúng ta đều đã có câu trả lời cho riêng mình rồi phải không nào?

Tuy nhiên, ta cũng cần phải phân biệt giữa độ tan và tích số tan. Trong đó, tích số tan của chất điện li được hiểu là tích giữa số những nồng độ của các ion tự do trong dung dịch bão hòa ở một điều kiện nhiệt độ nhất định với các chỉ số của ion trong phân tử.

Công thức tính độ tan và các yếu tố ảnh hưởng tới độ tan

Công thức tính độ tan

Sau khi đã tham khảo chất tan là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu công thức tính độ tan nhé.

Công thức: S=mctmdm⋅100

Trong đó:

  • mct là khối lượng chất tan
  • mdm là khối lượng dung môi
  • S là độ tan

Độ tan càng lớn thì chất càng dễ tan và ngược lại. Dựa vào công thức tính độ tan, người ta có thể tìm được mối quan hệ giữa độ tan của một chất với nồng độ phần trăm dung dịch bão hoà của chúng ở mức nhiệt độ quyết định.

Công thức được áp dụng như sau: C=100S100+S

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

Độ tan bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và áp suất. Cụ thể:

  • Tác động của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn: trong hầu hết các trường hợp, nhiệt độ sẽ tỉ lệ thuận với độ tan của chất rắn. Tức là nhiệt độ tăng thì độ tan cũng sẽ tăng và trái lại.
  • Trong khi đó, độ tan của chất khí sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ cùng với áp suất. Hai yếu tố trên tỉ lệ nghịch với độ tan của chất khí. Khi ta tăng nhiệt độ và áp suất thì độ tan của chất khí sẽ giảm.

công thức tính độ tan

Một số dạng bài tập về độ tan

Để hiểu hơn độ tan là gì và công thức tính độ tan, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số bài tập về phần lý thuyết này nhé.

Dạng 1: Tính lượng tinh thể ngậm nước cần cho thêm vào dung dịch

Cách giải:

Trước hết, ta cần dùng định luật bảo toàn khối lượng để tính:

mddtt=mtt+mddbd

Trong đó:

  • mddtt là khối lượng dung dịch tạo thành
  • mtt là khối lượng tinh thể
  • mddbd là khối lượng dung dịch ban đầu

Tiếp đến, áp dụng công thức để tính khối lượng chất tan trong dung dịch tạo thành:

m=mctcttt+mctctddbd

Trong đó:

  • mctcttt là khối lượng chất tan có trong tinh thể
  • mctctddbd là khối lượng chất tan có trong dung dịch ban dầu

Với những dạng bài tính lượng tinh thể ngậm nước này, đề bài thường cho sẵn loại tinh thể cần lấy và dung dịch cho sẵn có chứa cùng loại chất tan.

Dạng 2: Tính lượng chất tan cần tách ra hay thêm vào khi thay đổi nhiệt độ

Cách giải:

  • Tính khối lượng dung môi và chất tan có trong dung dịch bão hoà ở nhiệt độ t1
  • Đặt ẩn số với: a(g) là lượng chất tan A tìm sau khi thay đổi nhiệt độ.
  • Tính lượng dung môi, chất tan có trong dung dịch bão hoà khi ở t2
  • Áp dụng công thức tính độ tan hay C% trong dung dịch bão hoà để tìm được ấn a.

Tuy nhiên, với dạng bài này, nếu được yêu cầu tính lượng tinh thể ngậm nước được tách ra hay phải thêm vào do đổi thay nhiệt độ thì ở bước đặt ẩn số, ta phải đặt ẩn số là số mol (n) thay vì số gam.

Trên đây, Kovacova đã giải đáp cho bạn về công thức tính độ tan. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.

>>Xem thêm: Quá trình nitrat hóa

More articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest article