Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024

Các hóa chất dễ cháy nổ cần lưu ý

Must read

Để phòng chống cháy nổ tại nhà, nơi làm việc,… bạn cần phải lưu ý các hóa chất dễ cháy nổ dưới đây. Để biết thêm về các hóa chất dễ cháy nổ và cách phòng mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Kovacova .

Các hóa chất dễ cháy nổ cần lưu ý

Hóa chất nguy hiểm

Để hiểu rõ hơn về danh mục hóa chất nguy hiểm trước tiên ta cần định nghĩa rõ về hóa chất nguy hiểm.

Hóa chất nguy hiểm là gì?

Hóa chất nguy hiểm là những loại hóa chất được sử dụng làm dung môi, nguyên liệu trong sản xuất, nghiên cứu khoa học trong các loại ngành công nghiệp. Các hóa chất này thường được tạo ra qua các phản ứng hóa học trong phòng thí nghiệm hoặc quá trình sinh hóa hay hóa lý qua quá trình pha loãng, phối trộn.

Danh mục hóa chất nguy hiểm bao gồm những chất gì ?

Những chất hóa học ở trong danh mục hóa chất nguy hiểm thường sẽ có đặc tính ăn mòn, gây hại cho môi trường, có tính phóng xạ, chất có hại, độc với con người hay động vật, chất dễ cháy, nổ, chất độc sinh học, gây kích ứng hoặc chất oxy hóa.

Các chất dễ cháy, không ăn mòn, độc tính thấp

Bạn cần lưu trữ các chất có đặc tính như trên ở những nơi thông thoáng. Ngoài ra, có thể lưu trữ chúng ở  các khu vực ngoài trời được che phủ. Lưu ý cần phải giữ chúng cách khỏi mặt đất và nguồn nhiệt bức xạ. Không được đặt những vật liệu dễ cháy hoặc các nguồn đánh lửa ở gần khu vực cất giữ. Hơn nữa, nhiệt độ bình khí không được quá 52˚C (125 độ F)

Chất khí cháy được ở trong không khí bao gồm:

  • Axetylen
  • Butan
  • Deuterium
  • Ethane
  • Ethylene
  • Hexane
  • 1-Hexen
  • Hydro
  • Isobutane
  • Metan
  • Propan
  • Propylen
  • Toluene

Các chất khí dễ cháy nổ nguy hiểm, độc hại và ăn mòn

Chú ý: Cách lưu trữ và quy tắc lưu trữ các chất này tương tự mục 1.

  • Carbon Monoxide (CO)
  • Carboxide có chứa 10% Ethylene
  • 1,3 – butandience
  • Dichlorosilane
  • Dimethylamine
  • Ethyl Chloride
  • Ethylene Oxide
  • Hydrogen Sulfide
  • Thuốc an thần có chưa chất hóa học methyl
  • Methyl Chloride
  • Monomethylamine
  • TEOS

Các chất dễ cháy và độc hại

Các loại khí dễ cháy nổ, độc hại bao gồm:

  • Silane
  • Disilane
  • Trimethylboron

Lưu ý: Phải cất giữ những sản phẩm trên ở những nơi thông gió tốt hoặc trong các khu vực ngoài trời được che phủ. Đảm bảo khoảng cách giữa chúng với mặt đất và các nguồn bức xạ mạnh. Không đặt gần các vật liệu dễ gây cháy nổ. Nhiệt độ bên trong bình khí không được vượt quá 52˚C

Đặc biệt, không để chúng chung với các chất dễ cháy nguy hiểm nào khác.

Bên cạnh đó còn có nhiều loại danh mục hóa chất độc hại, dễ cháy mà bạn có thể tham khảo.

Các hóa chất dễ cháy nổ theo quy định của luật hóa chất

Danh mục hóa chất nguy hiểm dễ cháy nổ, oxy hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến con người, sinh vật, môi trường luôn được kiểm soát chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Danh mục hóa chất nguy hiểm, chất dễ cháy gồm có:

  • Amoni nitrat (NH4NO3) hàm lượng trên 98%: hóa chất chính trong điều chế thuốc nổ, bom. Vì vậy với hàm lượng cao trên 98%, khối lượng trên 50 tấn sẽ bị quản lý chặt chẽ.
  • Kali nitrat dạng tinh thể (KNO3): hay còn được biết đến là diêm tiêu, được dùng làm ngòi nổ.
  • Các chất lỏng dễ gây cháy Liquefied extremely flammable gasses: chúng có đặc tính vô cùng dễ bắt lửa và cực kỳ nguy hiểm. Tuy vậy, chúng lại là nguyên liệu chính trong các thiết bị sưởi ấm và xe cộ
  • Clo và Brom đều là những chất khí độc hại mà ta cần phải đề phòng. Bởi chúng có khả năng gây hại cho môi trường rất cao mà còn đe dọa đến sức khỏe của con người, động vật,…

Cách nhận biết một số hình ảnh cảnh báo hóa chất dễ cháy, độc hại

Cháy nổ gây ra hậu quả nghiêm trọng lẫn cả tính mạng và tài sản con người. Nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả chúng ta cũng như tăng độ nhận biết hóa chất nguy hiểm, các ký hiệu trong bản vẽ PCCC ra đời. Chúng bao gồm các ký hiệu hóa chất độc hại, ký hiệu nguy hiểm,ký hiệu cảnh báo trong phòng thực hành…(Mở rộng: ký hiệu PCCC nghĩa là phòng cháy chữa cháy)

Ngoài ra, còn có biển báo PCCC dùng để đặt ở những nơi dễ xảy ra cháy nổ như nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, trường học,…

Một số loại biển báo như:

Biển báo chất dễ cháy

Biển báo chất ăn mòn

Các biển báo cảnh báo chất độc hại

Trên đây là các loại hóa chất dễ cháy nổ và cách xếp loại nguy hiểm của hóa chất dễ cháy nổ, độc hại. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Kovacova. Chúc bạn có một ngày tốt lành!

More articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest article