Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Các chất độc thường gặp mà bạn cần lưu ý

Must read

Không khí ở nơi làm việc, không khí từ trong khu công nghiệp thường bị ô nhiễm bởi các loại hơi khí độc, bụi độc do sản xuất thải ra, chúng bay lơ lửng trong không khí dưới dạng khí, dạng bụi, các chất lỏng thì tạo thành mù hay sương mù. Ngoài ra chất độc trong không khí ra còn có cả trong các loại thực phẩm hàng ngày chúng ta thường xuyên hay sử dụng. nó có thể là tự nhiên cũng như do môi trường và con người tác động. Để hiểu hơn về vấn đề trên, hôm nay Kovacova sẽ gửi đến các bạn bài viết về các chất độc thường gặp

Các chất độc thường gặp mà bạn cần lưu ý

Các chất độc có trong không khí

Cacbon oxyt (CO):

Là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong  nước,  được hình  thành  khi  các  nhiên  liệu  bị  đốt  cháy  không  hoàn toàn, ngọn lửa màu xanh lơ, tỷ lệ có nơi tới 0,6‰.

Trong lao động khi hít phải lượng cacbon oxit vào cơ thể, chất này kết hợp với hemoglobin của máu tạo thành cacbonxy hemoglobin (HbCO), một chất bền vững làm ngăn cản vận chuyển oxy tới các tế bào của tổ chức cơ thể gây tình  trạng  thiếu  oxy,  nó khiến nạn  nhân  có  thể  bị  chết  ngạt  rất  nhanh.  Khả năng kết hợp của cacbon oxit với hemoglobin rất mạnh, nồng độ cacbon oxit cao còn chiếm chỗ của oxy trong không khí. Bởi vậy nên nó rất nguy hiểm.

Nồng độ tối đa cho phép trung bình 8 giờ là ≤ 20mg/m3  không khí hoặc ≤ 40mg/m3  không khí cho mỗi lần tiếp xúc.

Tiếp xúc với liều cao có thể gây nhiễm độc cấp tính, biểu hiện như: nhức đầu dữ dội, chóng mặt, đau thắt ngực, khó thở, buồn nôn, yếu cơ và động tác không chính xác. Nếu không kiểm soát được để cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị co giật, hôn mê, rối loạn nhịp thở đưa đến ngừng thở. Nồng độ HbCO ở mức 30-40% nạn nhân bị ngất và ở 40-50% nạn nhân sẽ bị hôn mê, co giật.

Nếu tiếp xúc với nồng độ trên giới hạn cho phép có thể gây ra Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxyt nghề nghiệp (bệnh nay được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội). Vì vậy phải tổ chức khám định kỳ thường xuyên. Khám lần đầu thời gian tiếp xúc là 6 tháng. Khám lâm sàng như: hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ thống hạch bạch huyết. Làm xét nghiệm máu: định lượng HbCO hoặc định lượng nồng độ CO máu, đo điện tim, đánh giá chức năng cơ… Khám định kỳ sau 12 tháng khám lại lần 1 cũng khám lâm sàng và làm xét nghiệm như lần đầu.

 Biện pháp dự phòng là phải cung cấp đủ oxy khi đốt cháy và cần cóthông gió tốt.

Khí Sunfua Hydro (H2S)

Đây là sản phẩm của các chất hữu cơ bị thối rữa, không màu, mùi trứng thối, bay hơi nhanh, nặng hơn không khí, cực kì dễ cháy.

Hít  phải  khí  này  với  liều  cao  gây ra nhiễm  độc  cấp  tính,  biểu hiện như: Ho, đau đầu, hoa mắt, buồn nôn, khó thở nếu không kiểm soát  được để cấp cứu kịp thời, có thể gây hôn mê dẫn đến tử vong do ngăn cản việc sử dụng oxy.

Tiếp xúc với liều thấp hơn thì dễ gây dị ứng da, mắt, phế nang phổi, gây phù phổi, khí này dễ dẫn đến ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương mạnh mẽ.

Giới hạn tiếp xúc trong 8 giờ là 10mg/m3  không khí, tiếp xúc từng lần một là 15mg/m3 không khí.

Các oxyt nitơ (NO, NO2, N2O3)

Chất này khi  gặp  hơi  nước  trong  không  khí  tạo  thành  axit nitơric (HNO3) có thể gây ra mưa axit tác động mạnh đến môi trường sống. Người lao động làm việc nếu hít phải liều cao có thể gây ra nhiễm độc cấp tính, biểu hiện như: ho dữ dội, nhức đầu, rối loạn tiêu hoá, sau vài giờ sẽ thấy tức ngực, khó thở. Nếu không kiểm soát để cấp cứu kịp thời dẫn đến ngạt thở đưa đến tử vong.

Hít phải khí này với liều lượng trên giới hạn tiếp xúc gây viêm phế quản, thiếu máu, hỏng răng, giảm khả năng miễn dịch, và tạo ra cơ hội cho bệnh lao phát triển, bệnh tim mạch sẽ tiến triển nhanh hơn.

Nồng độ cho phép tiếp xúc trong 8 giờ với NO là 10mg/m3, NO2 là 5mg/m3  không khí.

Dioxyt cacbon (CO2), nitơ và mêtan (CH4) gây ngạt đơn giản

Dioxyt cacbon thường được gọi là thán khí phát sinh trong quá trình đốt cháy nhiên liệu (dầu, than đá, củi,…), các chất hữu bị cơ thối rữa, hơi thở của người, của động vật và thực vật cũng thải ra, có ở vỏ trái đất, trong hầm lò, suối khoáng, núi lửa, dưới giếng sâu không có nước, ở trong cống ngầm.  Nguy hiểm là chúng nặng hơn không khí, tích tụ ở những nơi tù túng.

Nơi làm việc bị tù túng, thán khí bị tích tụ làm chiếm chỗ của oxy, gây thiếu dưỡng khí (O2) trong không khí. Nếu tỷ lệ thán khí vượt quá  3%  trong  không  khí  sẽ  tác  động  đến  sức  khoẻ,  gây ra  nhức  đầu, khó thở, tim phải đập nhanh, huyết áp có thể tăng lên. Nếu nồng độ CO2  trên 10% có nguy cơ rủi ro đến tính mạng.

Lượng thán khí cao trong khí quyển làm biến đổi khí hậu gây ra hiệu  ứng  nhà  kính  làm  trái  đất  nóng  lên…,  các  tảng  băng  trên Bắc cực sẽ tan ra chảy xuống biển làm cho nước biển đần dâng lên, gây hậu quả thật nặng nề… Nồng độ trong khí quyển cao làm khí hậu thay đổi, gây ra mất cân bằng sinh thái, có thể gây ra các thảm họa như bão lụt, sóng thần.

Mêtan là sản phẩm của các chất hữu cơ bị thối rữa, có trong các mỏ than, mêtan có mùi đặc trưng riêng, cực kỳ dễ cháy, khí này nhẹ hơn không khí nên được tích tụ trên cao, nguy hiểm nhất là gây cháy nổ mãnh liệt. Nếu cháy nổ trong hầm lò có thể gây ra sập hầm và cháy hết ôxy (có tới 65% nạn nhân chết do sự cố cháy nổ là thiếu ôxy, gây ngạt thở không ra kịp).

Nitơ có ở nhiều trong không khí, khi bị đốt cháy ở nơi kín khí nitơ và CO2  tích tụ lại, nitơ có nhiều trong hầm lò chiếm chỗ của ôxy gây ra ngạt, nhức đầu, chóng mặt.

Biện pháp dự phòng là phải thông gió thật tốt, kiểm tra  nồng độ thường xuyên.

Khí sunfuadioxyt (SO2)

Đây là  khí  không  màu,  có  mùi  nồng  nặc, nó nặng  hơn  không  khí, phản ứng với nước hoặc hơi nước tạo thành H2SO3 rồi chuyển thành H2SO4, axít này sẽ phá huỷ máy, thiết bị sản xuất, kể cả môi trường sinh thái.  Khí  này được dùng  để  tẩy  trắng,  diệt  côn  trùng,  xông  hơi hay sử dụng trong công nghiệp giấy, lọc dầu, luyện kim…

Hít phải SO2 với liều cao gây ra ho, co thắt phế quản dẫn đến khó thở, thở gấp, đau họng, nếu hít vào một lượng lớn hơn nữa, khí  này  vào  máu  tạo  methemoglobin  gây  ngạt  thở  đột  ngột dễ dẫn đến tử vong.

Tiếp xúc trong thời gian ngắn gây ra ho, buồn nôn, nôn mửa, chảy nước mắt có thể gây ra  phù phổi, loét các vách ngăn mũi, chảy máu mũi, gây co thắt phế quản, thanh quản có thể bị tử vong. Nếu tiếp xúc với liều thấp lặp đi lặp lại nhiều lần có thể gây hen phế quản, viêm màng tiếp hợp mắt, dễ làm dãn phế nang phổi, suy tim.

Giới hạn tiếp xúc từng lần một 10mg/m3  không khí, tiếp xúc trong 8 giờ là 5mg/m3 không khí.

Chlorine (Cl2)

Thường ở dạng khí hoặc khí nén hoá lỏng, màu vàng hơi lục, mùi hăng, bay hơi, nặng hơn không khí, tác động mạnh đến sức khoẻ con người và môi trường sống.

Phản ứng mãnh liệt với bazơ gây ra ăn mòn, và phản ứng mãnh liệt với hợp chất hữu cơ, các bột kim loại, cao su, sơn.

Chlorine còn được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp như sản xuất ra các chất dung môi, dùng tẩy trắng, sát trùng nước…..

Giới hạn tiếp xúc trong 8 giờ 1,5 mg/m3  không khí, tối đa 1 lần 3 mg/m3  không khí.

Chlorine khi xâm nhập vào cơ thể với liều cao gây ra nhiễm độc cấp, biểu hiện như: ho sặc sụa, rát họng, đau cổ họng, đau ngực, nhức đầu, buồn nôn, khó thở rồi đến thở gấp, nạn nhân có thể tử vong nếu không kiểm soát được để cấp cứu kịp  thời.  Tiếp xúc với chất lỏng gây bỏng da….

Tiếp xúc ở thời gian ngắn thì chất này ăn mòn da, niêm mạc, hít phải nhiều sẽ gây viêm phổi, phù phổi có thể gây tử vong.

Tiếp xúc với liều thấp nhưng nhiều lần có thể gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây viêm răng lợi…

Các chất độc có trong thực phẩm

Nitrates

Hóa chất này được sử dụng để giữ màu sắc và hương vị cho các món thịt cá ướp muối mặn như ba rọi xông khói, xúc xích, jambon… Các nhà khoa học thuộc trường đại học Harvard cho biết, sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều nitrates làm tăng nguy cơ gây ra bệnh tim, tiểu đường loại 2.

Đó là do khi nitrates được hấp thụ vào cơ thể, chúng sẽ gây ra xơ cứng động mạch, làm giảm dung nạp glucose và có thể gây ung thư ở con người hay động vật.

Bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh có liên quan đến nitrates bằng cách hạn chế sử dụng hay chọn thức ăn chưa qua chế biến sẵn, thức ăn không quá mặn và nên dùng các loại thịt hữu cơ bất cứ khi nào có thể.

Thủy ngân

Theo các chuyên gia y tế , thủy ngân cũng là một trong những loại hóa chất có hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em. một số loại thực phẩm có chứa nhiều thủy ngân như: cá thu lớn, cá ngừ,..

Ngộ độc thủy ngân dễ dẫn đến những rối loạn về cảm giác, làm suy giảm tầm nhìn, yếu cơ và khuyết tật thần kinh của thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên thạn chế ăn các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá thu lớn, cá ngừ.

Bisphenol A (BPA)

Hóa chất này hay được tìm thấy trong vỏ lon hoặc hộp nhựa đựng thực phẩm. Khi sử dụng những vật đựng bằng nhựa có chứa BPA để làm nóng thức ăn, hóa chất này sẽ tiết ra nhiều hơn. Chất BPA ít gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe nếu sử dụng số lượng nhỏ. Tuy nhiên, nếu sử quá nhiều thực phẩm đóng hộp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao.

Chất BPA cũng có liên quan đến nguyên nhân gây ra giảm số lượng tinh trùng ở nam giới, gây ra bệnh béo phì, tiểu đường loại 2 và các vấn đề về hệ thống miễn dịch. Để phòng ngừa các bệnh có liên quan đến chất BPA, các chuyên gia y tế khuyến cáo chúng ta nên hạn chế sử dụng thức ăn đóng hộp và hâm nóng lại thức ăn bằng hộp nhựa.\

Arsenic

Chất arsenic (thạch tín) thường được tìm thấy có nhiều trong mạch nước ngầm tự nhiên, từ đó xâm nhập vào nước uống và gây ra ô nhiễm đất trồng. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO , tiếp xúc lâu dài với chất arsenic dễ gây ra tổn thương da, thần kinh, bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư da.

Chất tạo màu

Các nhà khoa học thuộc trường đại học Southampton công bố trên tạp chí The Lancet rằng, chất tạo màu là một trong những yếu tố gây ra tăng động thái quá ở trẻ em khi cho em sử dụng nhiều đồ ăn thức uống chứa các chất tạo màu.

Chất ngọt nhân tạo

Chất ngọt nhân tạo trong thực phẩm như aspartame, sucralose, saccharin và acesulfame potassium có thể gây ra ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn nếu như chúng ta sử dụng trong thời gian dài.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sinh học và Y tế Yale vào năm 2010 nói rằng, nếu tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất tạo ngọt sẽ làm kích thích sự thèm ăn, gây béo phì và bệnh tiểu đường.

Butylated hydroxyanisole (BHA)

Nó là hóa chất thường được dùng để bảo quản và ổn định chất lượng của thực phẩm chế biến sẵn.

Theo các chuyên gia của Tổ chức bảo vệ Môi trường (EWG), butylated hydroxyanisole (BHA) được đánh giá là mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Chúng gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống nội tiết, gây tác động bất lợi đến các cơ quan: cơ quan sinh sản, hệ miễn dịch và chức năng thần kinh.

Để hạn chế sự ảnh hưởng đến mức thấp nhất của chất BHA, các nhà khoa học khuyến cáo chúng ta nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều chất bảo quản như khoai tây chiên, xúc xích, ngũ cốc đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn…\

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Mong rằng với những chia sẻ của Kovacova qua bài viết này, đã giải đáp được thắc mắc cho bạn về các chất độc thường gặp. Chúc bạn có một ngày tốt lành

More articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest article