Thứ Năm, Tháng Tư 18, 2024

Các tính chất hóa học của Đồng(Cu) đầy đủ nhất

Must read

Trong cuộc sống, Đồng là 1 nguyên tố vô cùng quen thuộc và quan trọng, chúng góp phần nhiều cho đời sống xã hội. Vì vậy hôm nay Kovacova xin gửi đến các bạn 1 số kiến thức về Đồng qua bài viết về tính chất vật lí, nhận biết, tính chất hóa học của đồng,  điều chế và ứng dụng.

Các tính chất hóa hóa học của Đồng(Cu) đầy đủ nhất

tính chất hóa học của đồng

 

Định nghĩa của Đồng

Đồng tiếng Anh là Copper, là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu là Cu, có số hiệu nguyên tử bằng 29. Đồng là kim loại dẻo có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Đồng nguyên chất mềm và dễ uốn; bề mặt đồng tươi có màu cam đỏ. Nó được sử dụng làm chất dẫn nhiệt và điện, vật liệu xây dựng, và thành phần của các hợp kim của nhiều kim loại khác nhau.

+ Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d104s1 hay [Ar]3d104s1.

+ Số hiệu nguyên tử: 29

+  Khối lượng nguyên tử: 64 g/mol

+ Vị trí trong bảng tuần hoàn:  Ô: số 29;  nhóm: IB; Chu kì: 4

+ Đồng vị: 63Cu, 64Cu, 65Cu.

+ Độ âm điện: 1,9

 Tính chất vật lí:

– Là kim loại màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi và tráng mỏng.

– Dẫn điện và nhiệt rất cao (chỉ kém hơn bạc). D = 8,98g/cm3; t0nc= 1083oC

 Nhận biết

– Đơn chất đồng có màu đỏ, các hợp chất của đồng ở trạng thái dung dịch có màu xanh khá đặc trưng.

– Hòa tan Cu vào dung dịch HNO3 loãng, thấy thu được dung dịch có màu xanh lam, thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí (NO). CT: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Tính chất hóa học

Là kim loại kém hoạt động, có tính khử yếu, tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với dung dịch muối

  • Tác dụng với axit:- Cu không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.- Khi có mặt oxi, Cu tác dụng với dung dịch HCl, nơi tiếp xúc giữa dung dịch axit với không khí.2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2 H2O- Với HNO3, H2SO4 đặc :Cu + 2H2SO4 đ → CuSO4 + SO2 + H2OCu + 4HNO3 đ → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

    Tác dụng với dung dịch muối:

    – Khử được ion kim loại đứng sau nó trong dung dịch muối.

    Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

    Cu → Cu2+ + 2e

  • Tác dụng với phi kim:- Đồng (Cu) phản ứng với oxi khi đun nóng tạo CuO bảo vệ nên Cu không bị oxi hoá tiếp tục.Đồng (Cu): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng– Khi tiếp tục làm nóng tới (800-1000oC)Đồng (Cu): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng– Khi tác dụng với Cl2, Br2, S…Đồng (Cu): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng
  • Tác dụng với axit:- Đồng (Cu) không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.- Khi có mặt oxi, Đồng (Cu) tác dụng với dung dịch HCl, nơi tiếp xúc giữa dung dịch axit với không khí.2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2 H2O- Khi tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc :Cu + 2H2SO4 đ → CuSO4 + SO2 + H2OCu + 4HNO3 đ → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
  • Tác dụng với dung dịch muối:- Đồng khử được ion kim loại đứng sau nó trong dung dịch muối.Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

    Điều chế

    – Điều chế Đồng bằng cách tinh chế quặng đồng

    Đồng (Cu): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

    Oxit đồng được chuyển thành đồng blister theo phản ứng nung:

    2Cu2O → 4Cu + O2

    Ứng dụng

    – Nhờ vào tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, bền của Đồng và hợp kim nên con người ứng dụng đồng vào:

    ứng dụng đồng

    1. Đồng thau : hợp kim Cu-Zn, có tính cứng và bền hơn Cu, dùng chế tạo chi tiết máy.

    2. Đồng bạch : hợp kim Cu-Ni, có tính bền, đẹp, không bị ăn mòn trong nước biển, dùng trong công nghiệp tàu thủy, trang sức , tiền xu.

    3. Đồng thanh : hợp kim Cu-Sn, dùng chế tạo máy móc, thiết bị, Đúc tượng,..

    4. Hợp kim Cu-Au : dùng để trang trí.

    Trên đây là bài viết về tính chất hóa học của đồng của Kovacova gửi đến bạn, rất mong bài viết trên giúp bạn tìm và bổ sung được kiến thức mà bạn cần tìm. Chúc bạn học tốt

More articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Latest article